Nguồn gốc Mũ mitra

Từ nguyên

μίτρα, mítra (thổ ngữ Ionic Hy Lạp: μίτρη, mítrē) trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là một mảnh giáp, thường là một mảnh kim loại dùng để bao bọc cơ thề đeo quanh eo và dưới áo giáo, như đã được miêu tả trong sử thi của Homer; các thi sĩ thời kì sau đó dùng từ naỳ với ý nghĩa là một cái băng đầu được phụ nữ sử dụng cho tóc; và một loại trang phục chính thức của Babylon, như Herodotus đã đề cập (Lịch sử 1.195 và 7.90). Ngoài ra, từ này cũng đề cập đến một loại dây băng khác như, chẳng hạn như: băng đầu của người chiến thắng tại các trò chơi; một cái băng đầu biểu thị một vị trí trong cung đình Ptolemaic; một trang phục dùng để đội đầu kiểu phương Đông, có thể là một loại khăn quấn,... như một dấu hiệu của sự khiêm tốn, một vương miện; mũ của thầy tế lễ của Heracles; trang phục của vị giáo sĩ có vị trí cao người Do Thái.[1]

Đế chế Byzantine

Mũ camelaucum (Hy Lạp: καμιλαύκιον, kamilaukion), chiếc mũ đội đầu bao gồm cả mũ mitra và Triều thiên Ba tầng của Giáo hoàng có nguồn gốc khởi nguyên, với mục đích ban đầu là trang phục của các quan chức của tòa án Hoàng gia Byzantine đội trên đầu. Triều thiên Ba tầng (nguồn gốc của mũ mitra) có thể được cải tiến từ mũ Phrygian, hoặc frigium, một chiếc mũ được sử dung trong thế giới Hy Lạp - La Mã cổ đại. Trong thế kỷ thứ X, triều thiên của giáo hoàng đã được mô tả trên các đồng xu giáo hoàng.[2] Một nguồn gốc giả thiết khác cho rằng triều thiên ba tầng được phát triển từ mũ mitra. Vào thời cuối đế chế, nó phát triển thành một loại vương miện khép kín được sử dụng bởi Hoàng đế Byzantine (ví dụ như Mikhael III, 842-867).

Được sử dụng bởi một giám mục, mũ Mitra được mô tả lần đầu tiên trong hai hình vẽ nhỏ từ đầu thế kỷ thứ mười một. Bản đầu tiên đề cập đến nó được tìm thấy trong một Tông sắc của Giáo hoàng Lêô IX vào năm 1049. Đến năm 1150, việc sử dụng mũ Mitra đã lan truyền đến các giám mục khắp phương Tây; đến thế kỷ 14, Triều thiên Ba tầng được trang trí bằng ba vương miện.